78 người đang online
°

Nâng cao Chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Ninh Thuận năm 2022

Đăng ngày 10 - 10 - 2022
Lượt xem: 76
100%

Với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của tỉnh, nâng cao Chỉ số DTI của tỉnh một cách bền vững; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số cũng như Chỉ số DTI; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh trong việc cải thiện kết quả và thứ bậc xếp hạng Chỉ số DTI của tỉnh, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ninh Thuận kiên quyết khắc phục những hạn chế, quyết tâm vượt khó, vươn lên trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; phấn đấu Chỉ số DTI năm 2022 thuộc nhóm khá của cả nước.

 

Để thực hiện các mục tiêu đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao Chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Ninh Thuận năm 2022, cụ thể:

1. Nhóm Nhận thức số: Các sở, ban, ngành, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương trên cơ sở kiện toàn lại Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương;  Triển khai xây dựng chuyên trang cấp tỉnh về chuyển đổi số để phục vụ cho công tác truyên truyền và cung cấp các hoạt động về chuyển đổi số của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực mở và phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở của địa phương.

2. Nhóm Thể chế số: Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm phổ biến, quán triệt và giám sát tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh theo Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 12/12/2021; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản định kỳ hằng năm nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi sốxây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm để phổ biến, quán triệt công tác chi cho chuyển đổi số theo quy định; Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

3. Nhóm Hạ tầng số: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện mục tiêu đến năm 2022, tỷ lệ dân số trên 15 tuổi có điện thoại thông minh đạt 85%, tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh đạt 95%, tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75%; Triển khai nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây, kết nối nền tảng điện toán đám mây Chính phủ; Các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường, triển khai, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh năm 2022 theo Công văn số 3277/UBND-KTTH ngày 27/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai rà soát, báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số được triển khai trên địa bàn tỉnh.

4. Nhóm Nhân lực số: UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 1813/KH-UBND ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho tổ công nghệ số cộng đồng; Sở Thông tin và Truyền thông khẩn trương tham mưu kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở để bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị; Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất, khuyến khích các cơ sở  đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học trên địa bàn tỉnh có đào tạo về chuyển đổi số; đồng thời tăng cường chỉ đạo các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số; Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phổ cập kỹ năng số cơ bản trên nền tảng OneTouch cho người dân.

5. Nhóm An toàn thông tin mạng: Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kiểm tra, rà soát xây dựng các phương án bảo vệ, ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng, đề xuất cấp độ an toàn thông tin tương ứng đối với các hệ thống thông tin theo quy định; Theo dõi, triển khai hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng và bảo mật dữ liệu cho các hệ thống thông tin Chính quyền số theo mô hình 04 lớp; đảm bảo hệ thống được kết nối, chia sẻ giám sát, chia sẻ thông tin về mã độc cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc theo quy định. Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo xử lý, loại bỏ mã độc, xử lý sự cố đột xuất và định kỳ theo quy định, đồng thời đây cũng là tài liệu kiểm chứng để đánh chỉ số DTI; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/201; Ưu tiên phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác đảm bảo an toàn thông tin; công tác kiểm tra, đánh giá, diễn tập, ứng cứu sự cố an toàn thông tin; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin.

6. Nhóm Hoạt động chính quyền số: Triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 theo Kế hoạch số 1154/KH-STTTT ngày 13/5/2022, trong đó ưu tiên thực hiện việc chuyển đổi IPv6 đối với Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; Triển khai xây dựng Cổng dữ liệu mở của tỉnh để chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo quy định; Triển khai việc nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến phù hợp với yêu cầu kết nối chia sẻ dữ liệu và đáp ứng đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên các kênh số khác ngoài Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến; bổ sung những tính năng cá thể hóa cách tiếp cận dịch vụ; cá thể hóa thực hiện dịch vụ và cá thể hóa về trả kết quả dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc khai thác sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; Các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường, quyết liệt, tập trung chỉ đạo để nâng cao hiệu quả khai thác sử dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đảm bảo năm 2022 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 55% đối với cấp tỉnh, 40% đối với cấp huyện và 20% đối với cấp xã, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 60%; Triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của tỉnh; Tăng cường công tác quản lý, triển khai kết nối, sử dụng dữ liệu qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước và nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Triển khai rà soát, đánh giá, báo cáo mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số; Ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, dự án đầu tư chuyển đổi số theo Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 17/5/2021 của HĐND tỉnh.

7. Nhóm Hoạt động kinh tế số: Tăng cường triển khai tổ chức các hội nghị chuyên đề về kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; xây dựng doanh nghiệp mẫu, doanh nghiệp tiên phong về chuyển đổi số; triển khai Nghị quyết, Đề án về chuyển đổi số, Kinh tế số cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp công nghệ số (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin), doanh nghiệp nền tảng số đầu tư tại tỉnh; Triển khai thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, sử dụng nền tảng số theo Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 17/3/2022; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 và Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 17/3/2022 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; đảm bảo mục tiêu năm 2022 tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%; Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử; đảm bảo mục tiêu năm 2022 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100% và tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel Post - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart; đảm bảo mục tiêu năm 2022 tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7%.

 8. Nhóm Hoạt động xã hội số: Công an tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện việc cấp danh tính số/ tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh theo quy định; Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Ninh Thuận tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 – 2025, được ban hành tại Kế hoạch số1466/KH-UBND ngày 8/4/2022; đảm bảo mục tiêu năm 2022 tỷ lệ người dân từ đủ 15 tuổi trở lên số có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65 – 70%; Sở thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân trong độ tuổi trưởng thành đăng ký sử dụng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân để thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch điện tử; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phổ biến kỹ năng số cơ bản cho người dân trong độ tuổi lao động, mục tiêu năm 2022 tối thiểu 100.000 lượt người; triển khai xây dựng phần mềm Smart Ninh Thuận tích hợp các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước để thuận tiện cho người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền.

Phân công phụ trách theo dõi, đánh giá các chỉ số DTI cấp tỉnh cụ thể cho các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện “5 xung kích”, “6 khát vọng”, làm chủ công cuộc chuyển đổi số(27/03/2024 9:02 SA)

Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số(22/03/2024 4:19 CH)

Tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số(19/03/2024 3:54 CH)

AI định hình tương lai ngành xây dựng tại Malaysia(18/03/2024 8:07 SA)

Chuyển đổi số “là công cụ hỗ trợ đắc lực” của bất động sản xanh(18/03/2024 7:57 SA)